a) Trình tự thực hiện
Sở ngành Thành phố hoặc các cơ quan, đơn vị, tổ chức được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công theo lĩnh vực do cơ quan phụ trách (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ trì soạn thảo) chuẩn bị hồ sơ dự thảo nghị quyết và gửi đến Sở Tư pháp thẩm định.
Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thẩm định dự thảo nghị quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
* Lưu ý: Trường hợp thực hiện thẩm định theo phương thức thành lập Hội đồng tư vấn, thẩm định, trình tự thủ tục thực hiện theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2020/NĐ-CP và Quyết định số 11/2022/QĐ-UBND.
b) Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp qua đường Văn thư và trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc liên thông.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ dự thảo nghị quyết gửi Sở Tư pháp thẩm định (1 bộ)
- Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo nghị quyết;
- Dự thảo nghị quyết;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý; Quyết định thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của Ủy ban nhân dân Thành phố đối với nghị quyết quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
- Văn bản cho ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh; văn bản cho ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) trong trường hợp đề nghị xây dựng nghị quyết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp;
- Văn bản cho ý kiến về thủ tục hành chính của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) (nếu có). Văn bản cho ý kiến đối với chính sách về giới của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nếu có);
- Tài liệu khác (nếu có).
* Lưu ý: Tờ trình Ủy ban nhân dân Thành phố về dự thảo nghị quyết, Dự thảo nghị quyết, Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định gửi bằng văn bản giấy; Tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
d) Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Các Sở, ngành, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp thực hiện thủ tục hành chính: Các Sở, ngành, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức; Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu quyết định:
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (quy định trực tiếp) (Mẫu số 16 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (ban hành Quy định/Quy chế) và Quy định/Quy chế ban hành kèm theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Mẫu số 17 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách (Mẫu số 01Phụ lục V kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
- Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Mẫu số 02 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
- Tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Mẫu số 03 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
- Đề cương chi tiết dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Mẫu số 07 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Cơ quan chủ trì soạn thảo phải thực hiện đầy đủ các bước và chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định; Sở Tư pháp và Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện theo đúng quy định về thẩm định dự thảo văn bản.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020.
- Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Quyết định số 11/2022/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.